Năm Ngọ ngẫm… NGỰA


Chuyện hai con ngựa

Ngựa Cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn Ngựa Đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy Ngựa Cái mới bảo Ngựa Đực:

– Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi không có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.

Sang ngày hôm sau, Ngựa Đực bèn nghe lời Ngựa Cái. Bác nông dân thấy Ngựa Đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa Cái vào vai cày.

Xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên làm hại chính mình.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

 

Con ngựa và con lừa

Một con Ngựa và một con Lừa đang đi cùng nhau. Con Ngựa mang yên cương tốt nhảy lên phía trước, con Lừa mang những cái sọt nặng rất khó khăn.

“Ước gì tôi là bạn” – con Lừa thở dài, “Không phải làm gì, còn được ăn ngon, và cả bộ yên cương đẹp trên lưng bạn”.

Ngày hôm sau, có một trận đánh lớn; con ngựa bị thương rồi chết trong đợt tấn công cuối ngày. Bạn của nó, con Lừa, đi ngang qua sau đó và nhìn thấy con Ngựa đang hấp hối.

“Tôi biết tôi sai rồi”, con Lừa nói.

Xoàng xĩnh, tầm thường thì an toàn hơn là lộng lẫy oai hùng mà nguy hiểm.

An Nguyên

(Sưu tầm)

Thế nào là kỹ năng sống – Lê Như Thảo


Phải thừa nhận rằng, cách đây khoảng 10 năm, lời nói của cha mẹ còn có trọng lượng rất lớn với con cái. Nhưng xã hội luôn phát triển, sự tiếp xúc môi trường sống đã mở ra cho giới trẻ một xã hội mới, hay nói đúng hơn là chúng biết nhiều hơn về mọi ngóc ngách, mặt trái của xã hội. Càng biết chúng càng có tâm lý là mình từng trải đời, cho rằng mình đủ tự tin giải quyết mọi vấn đề và có nhiều lựa chọn đúng đắn nên nhiều lúc lời khuyên nhủ của cha mẹ mất bớt giá trị với chúng. Ngược lại, cũng thừa nhận rằng không phải cha mẹ nào cũng đúng khi dạy con, cũng chịu lắng nghe và thấu hiểu con mình. Và hậu quả của việc dùng ý chí, sự giáo dục sai lầm của một số phụ huynh đã đánh mất đi lối sống lành mạnh hồn nhiên của con trẻ, trẻ không nhận thức được tốt, xấu và trẻ không cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải, khó nhận thức “sống hay, sống có ích”. Chính những điều nói trên mà các nhà giáo dục thế giới nói chung và cả nền giáo dục Việt Nam nói riêng đã cùng tìm ra cách giáo dục năng lực tâm lý xã hội nhằm cho trẻ ứng phó với những thách thức cuộc sống hằng ngày. Đó là kỹ năng sống, nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu, hiểu đúng để biết mình là ai? Mình muốn gì? Có mục đích gì trong cuộc sống và sống như thế nào?

Ảnh: DTT

Ảnh: DTT

Vậy kỹ năng sống là gì?

Có thể nói là, kỹ năng sống là một công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc.  Tiếp tục đọc

Xuân mới – thơ Trầm Thụy Du


Ảnh: Hạnh Dung

Ảnh: Hạnh Dung

Mùa xuân nắng vàng rất nhẹ

Gió nghiêng trên những hàng cây

Sáng nay trên đường đến lớp

Tiếng chim ríu rít nắng mai

 

Chợt nghe lòng mình mở hội

Em theo bè bạn đến trường

Học chăm, vâng lời cô giáo

Điểm mười thắp sáng yêu thương

 

Mùa xuân đã vào cửa lớp

Khơi niềm hy vọng trong em

Hoa nở bừng trên trang sách

Ngoài kia gió rất ngoan hiền

 

Tan trường, em vui phơi phới

Hân hoan từng bước chân chim

Lòng em nghĩ về ba mẹ

Cho em tuổi ngọc êm đềm

 

Trầm Thuỵ Du